XtGem Forum catalog
# Nguyên lý
# Khi cắm điện AC 220V, điện mạch chỉnh lưu sẽ cung cấp điện áp 300V DC cho nguồn cấp trước và mạch công suất của nguồn chính.
# Nguồn cấp trước (Stanby) hoạt động và cung cấp điện áp 12V cho IC dao động, đồng thời cung cấp điện áp 5V STB cho mạch khởi động trên Mainboard.
# Khi có lệnh P.ON (ở mức thấp) đưa tới điều khiển cho IC dao động hoạt động, IC dao động tạo ra hai tín hiệu dao động ngược pha, cho khuếch đại qua hai đèn đảo pha rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất.
# Khi các đèn công suất hoạt động sẽ tạo ra điện áp xung ở điểm giữa, điện áp này được đưa qua biến áp chính rồi thoát qua tụ gốm về điểm giữa của hai tụ lọc nguồn.
# Các điện áp thứ cấp được lấy ra từ biến áp chính được chỉnh lưu và lọc thành điện áp DC bằng phẳng cung cấp cho Mainboard.
#

#
# Lệnh điều khiển nguồn chính: (Chân P.ON đưa qua dây mầu xanh lá cây từ Mainboard lên)
- Lệnh P.ON từ Mainboard đưa lên theo dây mầu xanh lá cây là lệnh điều khiển nguồn chính hoạt động.
- Khi chân lệnh P.ON = 0V là nguồn chính chạy, khi chân P.ON = 3 đến 5V là nguồn chính tắt
# Tín hiệu bảo vệ Mainboard (Chân P.G đi qua dây mầu xám xuống Mainboard)
- Từ nguồn chính luôn luôn có một chân báo xuống Mainboard để cho biết tình trạng nguồn có hoạt động bình thường không, đó là chân P.G (Power Good), khi chân này có điện áp từ 3 đến 5V là nguồn chính bình thường, nếu chân P.G có điện áp = 0V là nguồn chính đang có sự cố.
# Điện áp cung cấp cho nguồn chính hoạt động.
- Điện áp cung cấp cho mạch công suất là điện áp 300V DC từ bên sơ cấp.
- Điện áp cấp cho mạch dao động và mạch bảo vệ là điện áp 12V DC lấy từ thứ cấp của nguồn Stanby.
# Nhận biết các linh kiện trên vỉ nguồn:
- Đi ốt chỉnh lưu điện áp đầu ra là đi ốt kép có 3 chân trống giống đèn công suất.
- Các cuộn dây hình xuyến gồm các dây đồng quấn trên lõi ferit có tác dụng lọc nhiễu cao tần.
- Các tụ lọc đầu ra thường đứng cạnh bối dây nguồn.
- IC tạo dao động – Thường có số là: AZ750 hoặc TL494
- IC bảo vệ nguồn – thường dùng IC có số là LM339

- Biến áp chính luôn luôn là biến áp to nhất mạch nguồn
- Biến áp đảo pha là biến áp nhỏ và luôn luôn đứng giữa ba biến áp
- Hai đèn công suất của nguồn chính thường đứng về phía các đèn công suất

Nguyên lý hoạt động của nguồn chính.
4 - Giải đáp câu hỏi thường gặp
Nguồn ATX: Mạch lọc nhiễu, chỉnh lưu
Nguồn ATX: Mạch power good
Mạch cấp trước dạng 1
Mạch cấp trước dạng 2
Bộ nguồn ATX toàn tập: Tổng quan về nguồn xung và nguồn ATX
Nguồn ATX: Nguồn sụt áp by lqv77
Nguồn ATX: Cách kiểm tra nguồn có hoạt động không
Nguồn ATX: Có 5V tím cấp trước, kích không chạy - by lqv77
Hướng dẫn sửa chữa bộ nguồn ATX
Nguồn ATX: Mất nguồn cấp trước 5V Stanby